Hội liên hiệp phụ nữ xã Hoằng Thanh, tổ chức lễ ra mắt chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm thôn Liên Hà.

Đăng lúc: 10:45:45 04/11/2019 (GMT+7)

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Có lẽ chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại được toàn xã hội đặc biệt quan tâm và gióng lên hồi chuông báo động như hiện nay, với thực trạng sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng thực phẩm và với sử dụng các sản phẩm nhựa, núi nilon…và công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống rác thải nhựa, đẩy lùi tín dụng đen, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Thực hiện hướng dẫn chỉ đạo của Ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ huyện Hoằng Hóa về xây dựng mô hình “Phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” gắn với phòng chống rác thải nhựa. Chiều ngày 30 tháng 10 năm 2019, tại hội trường văn hóa đa năng xã Hoằng Thanh.  Được sự thống nhất của thường vụ Đảng ủy, hội liên hiệp phụ nữ xã Hoằng Thanh, tổ chức lễ ra mắt chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn
thực phẩm phát động phong trào chống rác thải nhựa, đẩy lùi quỹ tín dụng đen năm 2019.

Tham dự hội nghị có bà: Trịnh Thị Quế - huyện ủy viên – chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ huyện, bà: Vương Thị Liên – Phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ huyện; dại diện tài chính vĩ mô tỉnh Thanh Hóa;
Về phía xã có ông: Lê Phú Dũng – Bí thư Đảng ủy – chủ tịch hội đồng nhân dân xã, cùng các ông bà trong BTV Đảng ủy, TT.Hội đồng nhân dân, TT.UBND xã, Chủ tịch mặt trận tổ quốc, trưởng các đoàn thể, cán bộ công chức UBND xã, ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ xã, 146 hội viên chi hội phụ nữ thôn Liên Hà xã Hoằng Thanh.Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung, thời gian qua, hội liên hiệp phụ nữ xã Hoằng Thanh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền đến hội viên như: Tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động “ phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” vận động hội viên không sử dụng và chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toan thực phẩm…Nhằm đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình và người tiêu dùng, giúp chị em phụ nữ hiểu được tác hại nguy hiểm mà rác thải nhựa,tín dụng đen đe dọa trực tiếp đến đời sống của con, ảnh hưởng đến môi trường.

Dự và phát biểu tại buổi lễ ông: Lê Hữu Tư – phó chủ tịch UBND xã nhấn mạnh việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phát động phong trào chống rác thải nhựa, đẩy lùi quỹ tín dụng đen, với việc ra mắt chi hội phụ nữ thôn Liên Hà tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ nhân rộng ra tất cả các chi hội của toàn xã, để làm tốt được  công tác vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các việc thiết thực như phân loại rác thải,, sử dụng làn đi chợ thay thế bằng túi nilon và rác thải nhựa… .Dự và phát biểu tại buổi lễ bà: Trịnh Thị Quế - huyện ủy viên – chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ huyện, Tham gia mô hình "Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm" thôn Hợp Tân gồm có 60 thành viên là hội viên chi hội phụ nữ thôn Hợp Tân, xã Hoằng Phụ, các thành viên hoạt động thường xuyên nhằm tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ là những người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác dưới sự hướng dẫn của Hội liên hiệp phụ nữ huyện và quản lý trực tiếp của Hội phụ nữ xã. Các hội viên tham gia mô hình được tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ năng quản lý, điều hành, giám sát từ các chi hội. Từ mô hình này sẽ là tiền đề để hội viên phụ nữ trong xã thực hiện rộng rãi về công tác tự quản, vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó trở thành người tiêu dùng thông thái, người sản xuất kinh doanh có tâm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời vận động hội viên phụ nữ trong xã hạn chế sử dụng túi nilon khi đi chợ, mua bán hàng hóa, thay đổi thói quen của người dân trong việc thường xuyên sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn, đồ sinh hoạt, sử dụng làn nhựa khi đi chợ, thực hiện phân loại rác thải, vận động chị em phụ nữ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm đổ rác đúng nơi quy định, không xả rác ra đường và nơi công cộng.

                                                     Nguyễn Lan – Công chức văn hóa xã

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
384331