Đảng bộ xã Hoằng Thanh tổ chức hội thảo sưu tầm, biên soạn, tái bản lịch sử đảng xã ( 1947 – 2020) lần thứ 3
Đảng bộ xã Hoằng Thanh tổ chức hội thảo sưu tầm, biên soạn, tái bản lịch sử đảng
xã ( 1947 - 2020) lần thứ 3
Sáng ngày 17 tháng 8 năm 2021, tại hội trường UBND xã Hoằng Thanh, Đảng bộ xã tổ chức hội thảo sưu tầm, biên soạn, tái bản lịch sử đảng bộ xã (1947 2020) lần thứ 3. Tham dự hội thảo có các đồng chí trong Ban tuyên giáo huyện Hoằng Hóa, các đồng chí trong BCH Đảng bộ xã, cán bộ lão thành qua các thời kỳ, hiệu trưởng 3 trường, bí thư chi bộ 7 thôn.
Hội thảo được nghe toàn bộ cuốn tái bản Lịch sử Đảng bộ xã Hoằng Thanh ( năm 1947 2020)
Hoằng Thanh là một xã ven biển của tổng Ngọc Chuế cũ, thuộc huyện Hoằng Hóa, trong lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Thanh (giai đoạn 1945 2025) đã nêu: Từ thời xa xưa, người Việt đã đến đây để tụ cư Hữu dân tự cổ cư thành tụ đã tạo nên làng trù phú. Vào khoảng đầu thế kỷ X, họ đến đây khai thiên, lập ấp, canh tác nông nghiệp, đánh bắt cá biển và dần dần hình thành 3 làng: Là: Lương Ngọc, Thanh Hà và Thu Vi thuộc tổng Ngọc Chuế cũ và từ đó sinh sống trường tồn mãi mãi cho đến ngày nay.
Cùng với phong trào yêu nước của toàn quốc kháng chiến. Năm 1947, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi lần đầu tiên Người về thăm Thanh Hóa Phải xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu được sự chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy Hoằng Hóa, ngày 6 tháng 8 năm 1947 chi bộ Phan Thanh (tiền Thân của Đảng bộ xã Hoằng Thanh ngày nay) được thành lập gồm 3 đồng chí đảng viên đầu tiên đó là đồng chí Đỗ Đức Bính (xã Hoằng Ngọc), đồng chí Nguyễn Hữu Khánh ( xã Hoằng Thanh) và đồng chí Lê Đình Tái (xã Hoằng Phụ). Sau khi thành lập, nhiệm vụ chính trị của chi bộ lúc này là: Tiếp tục củng cố chăm lo xây dựng lực lượng dân quân du kích, sẵn sàng cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến. Trong thời kỳ này, nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, cực khổ kiên trì lăn lộn với phong trào, bám sát tổ chức, lấy nhiệm vụ là trên hết, vận động nhân dân tăng gia lao động sản xuất cũng kháng chiến.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và mỹ, và biên giới Việt Lào, Trung Lào hàng trăm người con em quê hương Hoằng Thanh đã tham gia kháng chiến, hàng nghìn người tham gia dân quân du khích chi viện cho miềm nam, thượng Lào.
Với việc tái bản cuốn lịch sử Đảng bộ xã Hoằng Thanh thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục lịch sử đã góp phần quan trọng làm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha anh. Qua đó, góp phần định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, trong những năm qua, Đảng bộ xã Hoằng Thanh đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn và tuyên lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng đảng bộ địa phương. Trong đó, kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn là cơ sở để triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử.
Để kịp thời bổ sung những tư liệu mới, chỉnh sửa nhằm nâng cao chất lượng cuốn sách xuất bản, trong hai năm 2020 - 2021, Ban Tuyên giáo Đảng ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Đảng ủy nghiên cứu, biên soạn tái bản lần thứ nhất sách "Lịch sử Đảng bộ xã (1947-2020). Trên cơ sở nguồn tài liệu thành văn Ban Tuyên giáo đảng ủy sưu tầm, bổ sung, đối chiếu và ý kiến tham gia của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã từng công tác tại địa bàn từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trên cơ sở nghiên cứu, xác minh các nguồn tài liệu thành văn, hồi ký. Nhờ đó, Ban Tuyên giáo Đảng ủy đã tham mưu Ban Chỉ đạo, Ban Thường vụ đảng ủy triển khai một số công trình biên soạn và tuyên tuyền giáo dục lịch sử: Tái bản lần 3 sách Lịch sử Đảng bộ xã Hoằng Thanh (1947-2020) .Cùng với việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử Đảng bộ xã, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, nhất là lịch sử địa phương luôn được các cơ quan, ban, ngành và xã chú trọng thực hiện với nhiều hình thức: Tuyên truyền cổ động nhân các dịp lễ, kỷ niệm lịch sử; thông tin tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức các nội dung giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT quy định; thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoại khóa.... Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các chi đoàn, đoàn trường tổ chức thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm.v.v.
Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục lịch sử đã góp phần quan trọng làm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha anh. Qua đó, góp phần định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn mới. Mặc dù trong công tác nghiên cứu, biên soạn cũng như tuyên truyền giáo dục lịch sử địa phương còn có những hạn chế nhất định về chất lượng nội dung, hình thức, phương pháp... Song, không thể phủ nhận hiệu quả rất lớn từ công tác nghiên cứu, biên soạn và tuyên truyền, giáo dục lịch sử đối với công tác xây dựng Đảng nói riêng và xây dựng nền tảng tinh thần, đạo đức xã hội nói chung.
Ngày nay, nước ta hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thế lực thù địch lợi dụng nhiều kênh thông tin để tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình; bao gồm thủ đoạn sử dụng những bài viết, viện dẫn, lập luận tinh vi trên các trang mạng xã hội hòng xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Những luận điệu này sẽ không xâm nhập được vào tư tưởng, nhận thức của người dân nếu mỗi chúng ta đã được trang bị vốn kiến thức nền tảng khoa học về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử địa phương. Vì vậy, nghiên cứu, biên soạn và tuyên truyền giáo dục lịch sử là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác tư tưởng của Đảng nói chung, đối với Đảng bộ xã nói riêng.
Nguyễn Lan - công chức văn hóa xã
- ĐẢNG BỘ XÃ HOẰNG THANH TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 35 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ NHIỆM KỲ 2025-2026 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 17 CỦA TỈNH UỶ
- Hội nghị sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024
- Đảng bộ xã Hoằng Thanh tổ chức hội thảo sưu tầm, biên soạn, tái bản lịch sử đảng xã ( 1947 – 2020) lần thứ 3
- Đảng ủy, chính quyễn xã Hoằng Thanh viếng đài tưởng niệm và tặng quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nhân kỷ niệm 74 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2021).
- Đảng bộ xã Hoằng Thanh, tổ chức Lễ Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020)
- Đảng ủy xã Hoằng Thanh: Tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2019, mục tiêu nhiệm vụ na
- Đảng ủy xã Hoằng Thanh, tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019
- Đảng bộ xã Hoằng Thanh học tập nghị quyết
- CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC TUẦN 3 THÁNG 10 NĂM 2024 (Từ ngày 14/10 - 19/10/2024)
- CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC TUẦN 2 THÁNG 10 NĂM 2024 (Từ ngày 07/10 - 11/10/2024)
- CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC TUẦN 1 THÁNG 10 NĂM 2024 (Từ ngày 01/10 - 04/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC Tuần 3 tháng 9 năm 2024 (Từ ngày 16/9 - 20/9/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 9 năm 2024 (Từ ngày 04/9 - 13/9/2024)
- CÔNG KHAI XIN LỖI NGƯỜI DÂN TRONG GIẢI QUYẾT TTHC (24/07/2024)
- CÔNG KHAI XIN LỖI NGƯỜI DÂN TRONG GIẢI QUYẾT TTHC (10/10/2024)
- CÔNG KHAI XIN LỖI NGƯỜI DÂN TRONG GIẢI QUYẾT TTHC (25/07/2024)
- Công khai xin lỗi người dân trong giải quyết TTHC (22/8/2024)
- Công khai xin lỗi người dân trong giải quyết TTHC (20/8/2024)